Năm 2012, châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ là những khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về visa cho khách du lịch, bao gồm cả cấp visa tại cửa khẩu và visa điện tử. Khoảng 20% dân số thế giới được miễn visa khi đến tham quan, du lịch một điểm đến ở châu Á; 19% được cấp visa tại cửa khẩu và 7% được cấp visa điện tử; trong khi đó đối với châu Mỹ, số liệu lần lượt là 31%, 8% và 1%. So sánh ba cấu phần của chính sách visa (miễn visa, visa tại cửa khẩu và visa điện tử), các điểm đến ở châu Âu thực hiện chính sách chặt chẽ hơn. Mặc dù có khoảng 21% dân số thế giới được miễn visa khi đến du lịch châu Âu, nhưng chỉ có 6% được cấp visa tại cửa khẩu và không cấp visa điện tử.
Theo Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai: “Chính sách chặt chẽ về visa trong du lịch đã hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch vốn mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế và việc làm. Khách du lịch coi visa là một hình thức chi phí. Nó có thể gây cản trở việc đi lại du lịch dù là dưới hình thức tiền tệ hay các yếu tố gián tiếp khác như khoảng cách, thời gian chờ đợi và các dịch vụ có thể gây phiền hà cho du khách”.
Tính trên toàn thế giới, năm 2012, chỉ có 18% dân số thế giới được miễn visa khi đi du lịch, 63% cần có visa trước khi bắt đầu chuyến đi (đây là một tiến bộ đáng kể nếu biết rằng năm 2008 con số này là 77%); 16% được cấp visa tại cửa khẩu và khoảng 2% được cấp visa điện tử.
Đáng chú ý là nhiều quốc gia điểm đến đã xem xét và có những điều chỉnh tích cực về chính sách visa. Từ năm 2010, 43 quốc gia điểm đến đã tạo điều kiện thuận lợi hơn về visa cho công dân của ít nhất 20 quốc gia thị trường nguồn, từ “yêu cầu có visa” sang “miễn visa”, “cấp visa tại cửa khẩu” hay “cấp visa điện tử”.
Ông Taleb Rifai nhấn mạnh: “Thời gian gần đây chính sách visa ngày càng trở nên thông thoáng do ngày càng nhiều quốc gia nhận thức được những lợi ích kinh tế mà chính sách visa mang lại. Chúng ta rất hoan nghênh động thái của Mỹ, Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác đã thực hiện hoặc đang nghiên cứu thực hiện chính sách thông thoáng về visa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không lưu ý rằng, ở nhiều nơi thủ tục visa hiện hành vẫn đang là trở ngại cho sự phát triển du lịch. Chúng tôi hy vọng những ví dụ điển hình trên đây có thể là kinh nghiệm để các quốc gia khác có thể học hỏi”.
Theo một nghiên cứu chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), đến năm 2015, việc cải tiến thủ tục visa trong du lịch có thể tạo ra thêm 206 tỉ đôla nguồn thu từ du lịch và 5,1 triệu việc làm mới cho các nền kinh tế G20. Kết quả là lãnh đạo các nền kinh tế G20 trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 6/2012 vừa qua tại Mê-hi-cô đã công nhận du lịch là “công cụ tạo ra việc làm, tăng trưởng và phát triển kinh tế” và đã cam kết “sẽ đề ra nhiều sáng kiến phát triển du lịch nhằm tạo việc làm, nâng cao chất lượng công việc, giảm nghèo và tăng trưởng toàn cầu”./.
Theo Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai: “Chính sách chặt chẽ về visa trong du lịch đã hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch vốn mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế và việc làm. Khách du lịch coi visa là một hình thức chi phí. Nó có thể gây cản trở việc đi lại du lịch dù là dưới hình thức tiền tệ hay các yếu tố gián tiếp khác như khoảng cách, thời gian chờ đợi và các dịch vụ có thể gây phiền hà cho du khách”.
Tính trên toàn thế giới, năm 2012, chỉ có 18% dân số thế giới được miễn visa khi đi du lịch, 63% cần có visa trước khi bắt đầu chuyến đi (đây là một tiến bộ đáng kể nếu biết rằng năm 2008 con số này là 77%); 16% được cấp visa tại cửa khẩu và khoảng 2% được cấp visa điện tử.
Đáng chú ý là nhiều quốc gia điểm đến đã xem xét và có những điều chỉnh tích cực về chính sách visa. Từ năm 2010, 43 quốc gia điểm đến đã tạo điều kiện thuận lợi hơn về visa cho công dân của ít nhất 20 quốc gia thị trường nguồn, từ “yêu cầu có visa” sang “miễn visa”, “cấp visa tại cửa khẩu” hay “cấp visa điện tử”.
Ông Taleb Rifai nhấn mạnh: “Thời gian gần đây chính sách visa ngày càng trở nên thông thoáng do ngày càng nhiều quốc gia nhận thức được những lợi ích kinh tế mà chính sách visa mang lại. Chúng ta rất hoan nghênh động thái của Mỹ, Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác đã thực hiện hoặc đang nghiên cứu thực hiện chính sách thông thoáng về visa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không lưu ý rằng, ở nhiều nơi thủ tục visa hiện hành vẫn đang là trở ngại cho sự phát triển du lịch. Chúng tôi hy vọng những ví dụ điển hình trên đây có thể là kinh nghiệm để các quốc gia khác có thể học hỏi”.
Theo một nghiên cứu chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), đến năm 2015, việc cải tiến thủ tục visa trong du lịch có thể tạo ra thêm 206 tỉ đôla nguồn thu từ du lịch và 5,1 triệu việc làm mới cho các nền kinh tế G20. Kết quả là lãnh đạo các nền kinh tế G20 trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 6/2012 vừa qua tại Mê-hi-cô đã công nhận du lịch là “công cụ tạo ra việc làm, tăng trưởng và phát triển kinh tế” và đã cam kết “sẽ đề ra nhiều sáng kiến phát triển du lịch nhằm tạo việc làm, nâng cao chất lượng công việc, giảm nghèo và tăng trưởng toàn cầu”./.